Điều Chỉnh Tiền Lương Đóng Bảo Hiểm Khi Tính Lương Hưu

Câu hỏi: Tôi đã và đang làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài đến nay đã được 17 năm, tôi muốn tiếp tục làm việc đến tuổi được hưởng lương hưu, điều tôi băn khoăn và thắc mắc nhiều nhất là cách tính mức bình quân tiền lương khi nghỉ hữu có được bù trượt giá hay không. Xin giải thích giúp tôi vấn đề này.

Trả lời: Theo Điều 63 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 về điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội có quy định đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sẽ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Theo Điều 10.2 của Nghị định 115/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

1.Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm =

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Trong đó:

t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

2. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.

Theo Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1

Năm Trưc 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Mức điều chỉnh 4,40 3,74 3,53 3,42 3,18 3,04 3,09 3,10 2,99 2,89 2,69 2,48
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Mức điều chỉnh 2,31 2,13 1,73 1,62 1,48 1,25 1,15 1,08 1,03 1,03 1,00 1,00

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, khi tính mức tiền lương bình quân để tính hưởng hưu trí cho chị Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tính đến yếu tố trượt giá như nêu trên chị nhé.

LuatsuLaodong.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button