BHXH

1. Đối tượng tham gia

  • NLĐ Việt Nam làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn hoặc HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
  • HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng NLĐ nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có GPLĐ hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề (sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2018

2. Thời điểm đăng ký tham gia: 30 ngày kể từ ngày ký HĐLĐ

3. Mức đóng:

  • Người sử dụng lao động 17%; người lao động 8%
  • Mức đóng tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở. Từ 01/01/2017 – 30/06/2017: không quá 24,2 triệu đồng. Kể từ 01/7/2017: không quá 26 triệu đồng

4. Tiền lương làm cơ sở đóng

  1. Tiền lương = Mức lương theo công việc hoặc chức danh + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác.  Trong đó:

Mức lương:

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương.
  • Mức lương đối với công việc giản đơn nhất: không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
  • NLĐ đã qua học nghề: cao hơn ít nhất 7%
  • Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:  cao hơn ít nhất 5%
  • Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm tương ứng: cao hơn ít nhất 7%.

Phụ cấp lương:

  • Các khoản phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh. Ví dụ như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
  • Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc

Các khoản bổ sung khác là khoản ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ, bao gồm:

  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương; và
  • Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của NLĐ.

Các khoản phúc lợi:

  • Tiền thưởng: khoản tiền mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ theo quy định tại Điều 103 BLLĐ; Tiền thưởng sáng kiến; Tiền ăn giữa ca –> Phải được quy định trong quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở
  • Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại. Ví dụ như Thẻ cào điện thoại, vé máy bay cho NLĐ nước ngoài đến Việt Nam làm việc
  • Tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ –>Tiền thuê nhà hằng tháng cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam; tiền hỗ trợ gửi con tại trường mẫu giáo
  • Hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ . Ví dụ như thân nhân là, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà NLĐ mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tiền hỗ trợ NLĐ lo tang chay cho người thân (cha, mẹ, vợ, con…); tiền hỗ trợ NLĐ tổ chức đám cưới cho con
  • Trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ví dụ như tiền hỗ trợ chi phí chữa bệnh (viện phí, thuốc điều trị)
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ

5. Quy định hiện tại và tương lai về mức đóng bảo hiểm

a. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017

  • Các khoản phải đóng: (i) Mức lương theo công việc hoặc chức danh được ghi trong HĐLĐ + (ii) Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ
  • Các khoản không phải đóng: (i) Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của NLĐ; + (ii) Các khoản bổ sung khác; + (iii) Các khoản phúc lợi.

b. Từ ngày 01/01/2018 trở đi

  • Các khoản phải đóng: (i) Mức lương theo công việc hoặc chức danh được ghi trong HĐLĐ; + (ii) Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ + (iii) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương
  • Các khoản không phải đóng: (i) Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của NLĐ; + (ii) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của NLĐ; + (iii) Các khoản phúc lợi
Call Now Button