1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ)
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực, không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội
- Cung cấp thông tin trước khi giao kết HĐLĐ
- Khuyến khích những thỏa thuận có điều kiện thuận lợi hơn cho NLĐ so với quy định pháp luật
- Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ
- Không được yêu cầu NLĐ phải bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác.
2. Hình thức HĐLĐ
- Bằng văn bản;
- Bằng lời nói (có thể áp dụng cho các công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng)
- Có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc ngày theo thỏa thuận của các bên hoặc ngày mà pháp luật quy định
3. Các loại HĐLĐ
- HĐLĐ không xác định thời hạn
- HĐLĐ xác định thời hạn (từ 12 – 36 tháng)
- HĐLĐ theo mùa vụ/HĐLĐ theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
Không được ký HĐLĐ theo mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng để thực hiện công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên ngoại trừ trường hợp phải tạm thời thay thế (NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác).
4. Các nội dung chính của HĐLĐ
- Tên và địa chỉ của NSDLĐ và thông tin cá nhân của người đại diện giao kết HĐLĐ
- Thông tin cá nhân của NLĐ (theo CMND/Hộ chiếu và Giấy phép lao động, nếu có)
- Công việc và địa điểm làm việc
- Thời hạn của HĐLĐ
- Mức lương, hình thức và thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, chế độ nâng bậc, nâng lương
- Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
- Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ
- BHXH, BHYT và BHTN
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
- Các điều khoản thỏa thuận khác giữa các bên (Vd: Nghĩa vụ bảo mật thông tin của NLĐ)
6. Thẩm quyền ký kết HĐLĐ của NSDLĐ
- Người đại diện theo pháp luật; hoặc
- Người được ủy quyền (theo mẫu ủy quyền của MOLISA).
7. Phụ lục HĐLĐ
- Là một bộ phận của HĐLĐ;
- Quy định chi tiết một số điều kiện và điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ
Thời hạn HĐLĐ chỉ được sửa đổi một lần duy nhất bằng Phụ lục HĐLĐ và không được làm thay đổi loại HĐLĐ đã giao kết (trừ các trường hợp ngoại lệ: NLĐ cao tuổi và cán bộ công đoàn không chuyên trách)
8. HĐLĐ vô hiệu
a. HĐLĐ vô hiệu toàn bộ
- Công việc bị pháp luật cấm –> ký lại HĐLĐ mới, nếu không sẽ phải bồi thường 01 tháng lương cho mỗi năm làm việc
- Người ký HĐLĐ không đúng thẩm quyền –> ký lại
- Toàn bộ nội dung của HĐLĐ trái pháp luật –> hủy bỏ
- Nội dung hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn–> ký HĐLĐ mới
- Toàn bộ nội dung HĐLĐ quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn quy định trong pháp luật lao động, NQLĐ, TƯLĐTT hoặc toàn bộ nội dung của HĐLĐ hạn chế các quyền khác của NLĐ –> ký HĐLĐ mới
b. HĐLĐ vô hiệu một phần
- Một phần nội dung của HĐLĐ trái luật –>Sửa đổi, bổ sung HĐLĐ bằng cách ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ mới
- Tiền lương thấp hơn mức quy định trong pháp luật về lao động, NQLĐ, TƯLĐTT –>Sửa đổi, bổ sung HĐLĐ bằng cách ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ mới và trả khoản tiền lương chênh lệch
Luatsulaodong.net